0939673111

Tiền lương trong thời gian chờ việc? Chờ việc có phải đóng BHXH không?

Quy định về tiền lương trong thời gian chờ việc. Xây dựng chế độ chờ việc, chi trả tiền lương và chế độ bảo hiểm khi chờ việc như thế nào? Chờ việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

1. Chế độ tiền lương trong thời gian chờ việc

Căn cứ theo Điều 98 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

“1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trong quá trình lao động khó tránh khỏi có những trường hợp do sự cố xảy ra buộc các đơn vị sử dụng lao động phải tạm ngừng hoạt động lao động cho dù cả hai bên trong quan hệ lao động đều không mong muốn như: sự cố điện, nước, thiên tai, địch họa, dịch bệnh, thiếu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị bị hỏng, tai nạn lao động…

Tiền lương trả như thế nào?

Tiền lương trả cho người lao động trong trường hơp này là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng cho các hình thức trả lương theo thời gian. Nếu ngừng việc là do lỗi của người lao động thì người lao động có lỗi không  được trả lương, những người lao động khác trong cùng một đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Nếu ngừng việc vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì tiền lương ngừng viêc do hai bên thỏa thuận nhưng không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Căm cứ theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”

Kết luận

Từ đó, ta thấy rằng ngoại trừ việc bản thân người lao động mắc lỗi dẫn đến việc bị ngừng việc, trong mọi trường hợp khác, người sử dụng lao động đều có nghĩa vụ thanh toán tiền lương cho người lao động, trong đó: Nếu việc ngừng việc là do lỗi chủ quan của người sử dụng lao động (cho nghỉ mà không có lí do chính đáng), thì dù người lao động không hề đến công ty và đóng góp sức lao động của mình nhưng vẫn sẽ được trả lương đầy đủ.

Tuy nhiên, nếu việc cho nghỉ ở đây là bắt buộc do yếu tố khách quan (thiên tai, suy thoái kinh tế,…) thì nghĩa vụ trả lương vẫn phải được thực hiện nhưng do các bên thỏa thuận và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

2. Khi ngừng việc thì có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ Khoản 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Mặt khác, căn cứ theo điểm 1.8 khoản 1 điều 42 quyết định 595/2017/QĐ-BHXH quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

“1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.”

Vậy trong thời gian ngừng việc có được đóng bảo hiểm xã hội, hay khoảng thời gian người lao động ngừng việc thì người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn và theo đúng quy định về mức đóng. Cụ thể căn cứ theo điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

“1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.

4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.

5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

6. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này.”

Vì vậy:

 Nếu người lao động không có lỗi dẫn đến việc bị ngừng việc thì  vẫn được hưởng tiền lương và vẫn được đóng bảo hiểm xã hội bứt buộc theo mức tiền lương bạn được hưởng trong thời gian ngừng việc..Vậy với căn cứ trên người sử dụng sẽ phải đóng cho bạn 22% mức lương đóng bảo hiểm xã hội và mức lương bạn tham gia đóng trong thời gian này chính là mức lương bạn được nhận trong thời gian ngừng việc.

FTSHRM cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết, cùng tham khảo thêm nhiều nội dung hay và ý nghĩa về tiền lương dành cho doanh nghiệp và người lao động. FTSHRM luôn đồng hành cùng các bạn trong việc quản lý nhân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *