0939673111

10 NỘI DUNG BẮT BUỘC PHẢI CÓ TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Hợp đồng lao động là gì?

        Theo điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng lao động sự thỏa thuận giữa người lao động người sử dụng lao động về việc làm được trả công, tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

hợp đồng lao động

         Trong trường hợp các bên thỏa thuận tên gọi khác thì đó vẫn hợp đồng lao động nếu thể hiện việc làm được trả công, tiền lương, sự quản lý, kiểm soát hoặc giám sát của một bên.

2. Nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động

hợp đồng lao động

2.1. Địa chỉ và họ tên người sử dụng lao động

  • Tên của người sử dụng lao động:

–  Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo tên của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;

– Đối với tổ hợp tác thì lấy theo tên tổ hợp tác ghi trong hợp đồng hợp tác;

– Đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo họ tên của người đại diện hộ gia đình, cá nhân ghi trong Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp;

  • Địa chỉ của người sử dụng lao động:

– Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;

– Đối với tổ hợp tác thì lấy theo địa chỉ trong hợp đồng hợp tác;

– Đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo địa chỉ nơi cư trú của hộ gia đình, cá nhân đó; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);

  • Họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.

– Ghi theo họ tên, chức danh của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ Luật Lao động năm 2019.

2.2. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CMND/CCCD của người lao động

– Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email (nếu có), số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động. Được quy định tại Điều 18 khoản 4 Bộ luật Lao động 2019.
– Số giấy phép lao động hoặc văn bản chứng minh người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người lao động nước ngoài.
– Họ và Tên, địa chỉ nhà, số CCCD hoặc số CMND hoặc số hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ email (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.

2.3. Công việc và địa điểm làm việc

– Công việc: Những công việc mà người lao động cần thực hiện
– Nơi làm việc của người lao động: Địa điểm và phạm vi công việc mà người lao động sẽ thực hiện theo thỏa thuận. Nếu nhân viên thường xuyên làm việc ở những địa điểm khác nhau ghi lại tất cả những địa điểm đó.

2.4. Thời hạn của hợp đồng lao động

– Thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày). Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện HĐLĐ (đối với HĐLĐ xác định thời hạn);

– Thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với HĐLĐ không xác định thời hạn).

2.5. Mức lương, hình thức và thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh:

Căn cứ quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019. Chúng tôi sẽ ghi nhận mức lương tính theo thời gian làm việc chức danh theo thang lương. Bảng lương do người sử dụng lao động quy định.;
– Đối với nhân viên hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

  • Phụ cấp lương thỏa thuận của hai bên:

– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố như: điều kiện làm việc, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sống, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
– Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên.

  • Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên:

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
– Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ. Được trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

2.6. Chế độ nâng bậc, nâng lương

Hai bên thoả thuận về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương. Hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động

2.7. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

Theo thỏa thuận của các bên hoặc bằng thỏa thuận được thực hiện phù hợp với nội quy lao động. Nội quy của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể quy định của pháp luật.

2.8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động:

Các loại phương tiện bảo vệ nhân tại nơi làm việc được thoả thuận hoặc phù hợp với thỏa ước tập thể hoặc nội quy của người sử dụng lao động nội quy an toàn, vệ sinh lao động.

2.9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp:

Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm lao động, bảo hiểm hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

2.10. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề:

Quyền, nghĩa vụ lợi ích của người sử dụng lao động người lao động trong việc bảo đảm thời gian, nguồn lực tài chính cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

         Trên đây là 10 nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ để tránh mất quyền lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *