0939673111

Phân biệt nghỉ giữa giờ và nghỉ chuyển ca

Đối với các doanh nghiệp phân làm nhiều ca làm việc cần bố trí sắp xếp thời gian nghỉ chuyển ca cũng như thời gian nghỉ giữa giờ từng ca. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 giờ nghỉ này.

Điều 63 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca như sau:

“1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:

a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;

b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút”.

Nghỉ trong giờ làm việc được quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể:

“1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động”.

Căn cứ các quy định nêu trên, nếu ca làm việc vào ban ngày, người lao động tại Công ty của bạn được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, nếu ca làm việc vào ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp ca làm việc được bố trí bao gồm cả thời gian làm việc ban ngày và thời gian làm việc ban đêm, theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 64 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ

“Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động”.

Thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Cũng cần lưu ý, theo Điều 110 của Bộ luật này, “người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác”.

Kết luận:

Tóm lại, nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ ngơi tính vào thời giờ làm việc của mỗi ca, còn nghỉ chuyển ca là thời giờ nghỉ ngơi giữa các ca của cùng người lao động làm việc theo ca.

Khám phá thêm nhiều quy định về quản lý nhân sự cùng FTSHRM Tại đây. Phần mềm quản lý nhân sự FTSHRM luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quản lý nhân sự: tính công bóc tách thời gian tăng ca, tính lương với nhiều bảng lương khác nhau, đánh giá, đào tạo,… 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *