1. Tập trung xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Thương hiệu và hình ảnh nhà tuyển dụng có thể xem là yếu tố kiên quyết nhất trong chiến lược tuyển dụng những ứng viên tài năng. Đây là bước khó khăn nhất, đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư lượng lớn thời gian và tiền bạc.
Theo cuộc khảo sát của Glassdoor, mỗi công ty phải chi ít nhất $129000 cho việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng. Mặc dù mức đầu tư lớn, nhưng doanh nghiệp sẽ bù đắp được chi phí bỏ ra khi chiến lược thành công.
2. Cải thiện chất lượng buổi phỏng vấn
Phỏng vấn gần như là bước quan trọng nhất trong chiến lược tuyển dụng nhân sự. Thành công hay thất bại một phần lớn nhờ vào bước này. Theo Linkedln, 83% ứng viên cảm thấy tiêu cực trong cuộc phỏng vấn với các nhà tuyển dụng.
Thay vì lặp lại những câu hỏi khô khan, hãy đặt cho ứng viên những câu hỏi thú vị đánh giá được năng lực chuyên môn kèm theo những thông tin hữu ích về kinh nghiệm của họ. Ngoài ra, hãy giữ buổi phỏng vấn có không khí nhẹ nhàng, thân thiện. Với cách này, ngay cả khi không được tuyển dụng, hình ảnh công ty trong mắt họ vẫn tốt đẹp.
3. Sử dụng dữ liệu để cải thiện quy trình tuyển dụng
Chiến lược tuyển dụng cần được xây dựng chặt chẽ dựa trên những chỉ số quan trọng. Bằng những chỉ số thực này, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được những công việc nằm trong kế hoạch đang diễn ra thuận lợi và những phần cần được cải thiện.
Một vài vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm là:
• Số lượng ứng viên phù hợp đối với mỗi vị trí tuyển dụng.
• Thời gian tuyển dụng.
• Tỷ lệ đồng ý lời mời làm việc.
• Nguồn tuyển dụng.
• Chi phí phải đầu tư cho mỗi lần tuyển dụng.
• Tỷ lệ doanh thu,…
4. Đảm bảo bản mô tả công việc chính xác
Mô tả công việc cho chiến lược tuyển dụng nhân sự nên được soạn thảo bởi những chuyên viên có kinh nghiệm và có hiểu biết về vị trí tuyển dụng. Nhiều công ty gặp sai lầm khi giao công việc xây dựng bảng mô tả công việc cho bộ phận tuyển dụng.
Vô hình trung, những công ty đó đã bị giảm mức độ danh tiếng của thương hiệu và không tìm kiếm được những ứng viên sáng giá, bởi không một nhân viên nào muốn đi làm ở một công ty thiếu năng lực và bất cẩn ngay từ những khâu nhỏ nhất.
5. Tìm kiếm nguồn ứng viên bị động
Ứng viên bị động chỉ những người không chủ động đi tìm việc làm dù họ có năng lực. Đây sẽ là một nguồn nhân lực tuyệt vời cho các công ty biết tận dụng đúng.
Để tiếp cận nguồn lực này, công ty của bạn cần quảng bá rộng rãi thông tin tuyển dụng trên website, mạng xã hội, Google, truyền miệng, v.v. Trong quá trình tìm kiếm, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo những lợi ích đưa ra đủ để hấp dẫn những ứng viên khác.
6. Xây dựng chương trình giới thiệu nhân viên
Khác với các chiến lược tuyển dụng nhân sự phổ thông, một chương trình giới thiệu nhân viên hiệu quả không tốn quá nhiều chi phí. Đổi lại, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu về kết quả. Chẳng hạn như:
• Giảm tỷ lệ nghỉ việc.
• Cải thiện chất lượng cho những lần tuyển dụng sau.
• Rút ngắn thời gian tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
• Chi phí tuyển dụng giảm.
7. Lựa chọn đúng kênh tuyển dụng
Tùy vào vị trí mà công ty của bạn đang tuyển dụng, doanh nghiệp có thể xác định được các nguồn để đăng thông báo tuyển dụng. Ví dụ như Linkedln, tuy là kênh tuyển dụng hàng đầu nhưng không phù hợp để bạn tìm kiếm một lập trình viên. Một vài hội nhóm trên Facebook có thể là nơi phù hợp để bạn tìm kiếm các vị trí cộng tác viên, part-time nhưng không phù hợp để bạn tìm kiếm một người quản lý dự án.
8. Liên hệ nhân viên cũ
Tuyển dụng nhân viên cũ có thể là một chiến lược đáng mong chờ mà các công ty nên cân nhắc. Nếu nhân viên cũ của bạn rời đi không phải vì những lý do tiêu cực, doanh nghiệp có thể chiêu mộ lại họ và cân nhắc cho một vị trí cao hơn.
Một vài lợi ích công ty có thể được hưởng như:
Không cần mất thời gian training quá dài. Một nhân viên mới cần từ 3-6 tháng để làm tốt công việc của mình. Trong khi đó, thời gian này ở những nhân viên cũ thường khá ngắn khi họ có thể bắt đầu công việc ngay.
Nhân viên cũ đã quen với môi trường và phong cách làm việc của công ty
Kỹ năng làm việc cao. Nhân viên cũ của bạn thường mang theo một vài kinh nghiệm vốn có ở các công ty mới. Điều này sẽ rất phù hợp nếu đó chính là doanh nghiệp đối thủ của bạn.
9. Tiếp cận ứng viên tài năng trong quá khứ
Có đến hàng trăm đơn ứng tuyển công việc mà bạn phải sàng lọc qua. Tuy nhiên với tỷ lệ công việc cạnh tranh ngày nay, một số lượng lớn ứng viên không phù hợp hoặc thiếu một số kỹ năng nhất định sẽ không được nhận. Tuy nhiên, trong tương lai họ có thể là một nguồn nhân lực đầy tiềm năng. Vì vậy, doanh nghiệp nên lưu thông tin của những ứng viên trong đợt tuyển dụng để có thể liên hệ khi cần thiết sau này.
10. Tổ chức hội thảo
Tổ chức hội thảo là một chiến lược tuyển dụng nhân sự tốt để tăng sự tương tác của nhân viên và tìm kiếm được những gương mặt mới. Khi có những sự kiện ngành, hãy thử liên hệ và cử một vài đại diện tham gia để quảng bá về công ty.
Ví dụ như doanh nghiệp bạn tổ chức hội thảo về vấn đề tiếp thị nội dung. Bạn có thể chuẩn bị một vài phần quà miễn phí và quảng bá, mời mọi người đến tham dự. Đây vừa là cơ hội tốt để mọi người học được kiến thức từ những chuyên gia đầu ngành, vừa là cơ hội để thu hút những ứng viên tiềm năng.