0939673111

Toàn bộ các vấn đề về quản lý tiền lương trong doanh nghiệp

Để giúp bạn có cách nhìn tốt nhất về vấn đề quản lý tiền lương trong doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trong tình huống thực tế này:

Chị Vân Anh mới tiêp nhận công việc kế toán tại công ty B nhưng khi hạch toán từ năm 2012 không có bảng chấm công đi kèm. Như thông tin ghi trong hợp đồng thử việc thì tiền lương tính là: 4.500.000 đồng

Trên hợp đồng chính thức hợp đồng tính lương căn bản được tính là: 2.500.000 trên bảng tính lương thì còn tính cả phụ cấp chứng danh cho nhân viên nữa. Trên bảng lương có thêm 2 chỉ tiêu tính tiền nưã là tính theo ngày công thực tế và ngày công chuẩn. Như vậy trường hợp này bảng chấm công có cần tính nữa không? Vậy các vấn đề về tiền lương trong doanh nghiệp gồm những gì.

quản lý tiền lương

Những trường hợp cụ thể về các vấn đề về tiền lương trong doanh nghiệp 

Sẽ được chia ra những trường hợp cụ thể sau:

1/ Trường hợp công ty tính thêm giám đốc nữa là 5 người. Vậy có bắt buộc thành lập công đoàn không?

2/ Có quy định nào về hình thức phụ cấp chức danh không. Lương phụ cấp chức danh là 1.000.000 đồng và tính phụ cấp chức danh cho nhân viên kinh doanh là 2.200.000 đồng với lương cơ bản là 3.200.000 có được tính là hợp lệ không?

3/ Quy định tính số ngày nghỉ phép của nhân viên là 6 ngày một lần trong năm. Vậy có sai quy đinh trong hợp đồng không?

Trả lời:

Trường hợp 1: Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2015 được điều chỉnh. Và bổ sung thay điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ. Khi tính thu nhập chịu thuế như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT). Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Các vấn đề quản lý tiền lương và chi phí tiền lương trong doanh nghiệp 

Dựa theo quy định tên chi phí tiền lương chỉ được tính và chi phí được trừ trên chi phí tiền lương. Thì doanh nghiêp phải cung cấp được đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu và quy định của pháp luật. Như vậy để hợp thực hóa các khoản chi tiền lương vào chi phí được trừ sẽ cần phải có bảng chấm công. Để theo dõi toàn bộ thời gian làm việc và tính lương nhân viên.

Trường hợp 2:  Về câu hỏi này đã quy định cụ thể tại điều 6 bộ luật công đoàn số 12/2012/QH13. Quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn như sau:

6) Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ’’

Điềm 2 điều 26 của thông tư này cũng quy định về tài chính công đoàn như sau. “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”.

Như vậy các vấn đề tiền lương được tính theo quy định trên. Doanh nghiệp có quyền thành lập công đoàn tại doanh nghiệp hoặc không thành lập. Nhưng vẫn phải đóng phí công đoàn đầy đủ theo quy định.

Với trường hợp tính về phụ cấp chức danh cho nhân viên trong quy định như sau. Phụ cấp chức danh được tính phụ thuộc vào vị trí và chức vụ của từng nhân viên. Mỗi vị trí khác nhau sẽ có những khoản phụ cấp khác nhau theo quy định.
Thông tin chi tiết về các vấn đề tiền lương trong doanh nghiệp phải phụ thuộc vào quy định. (Tham khảo Công văn số 1381/TCT-TNCN ngày 24/04/2014 của Tổng cục thuế về các khoản phụ cấp).

Trường hợp 3: Trường hợp tính số ngày nghỉ phép trong công ty là 6 ngày 1 năm có sai quy định hay không. Được Bộ tài chính hướng dẫn chi tiết tại điều 11 trong Luật lao động số 10/2012/QH13. Quy định về nghỉ hàng năm như sau:

“1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm. Hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt. Theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì. Phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật.

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt. Theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì. Phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Như vậy số ngày nghỉ hàng năm với người chủ doanh nghiệp và người làm công việc bình thường quy định là 12 ngày. Nếu số ngày nghỉ ít hơn với quy định phải ghi rõ tại hợp đồng.

Ngoài các vấn đề về quản lý tiền lương trong doanh nghiệp và chi phí sau lương. Các bạn cần tham khảo thêm thông tin chi tiết trong những bài viết về lương tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *