Để thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên, nhiều công ty trả lương cho nhân viên dựa trên mức lương cứng và KPI dựa trên mức độ hoàn thành công việc của họ. Vậy lương KPI có phải đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân không?
1. KPI là gì?
KPI (Key Performance Indicator): là chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Thường được các công ty sử dụng để đánh giá được hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu.
Lương KPI được trả theo hiệu suất công việc của nhân viên. Doanh nghiệp hiện nay thay vì trả lương theo cách truyền thống thì họ áp dụng quy tắc KPI. Giúp nhân viên hiểu được vai trò và nhiệm vụ giúp họ chủ động làm việc và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó còn đưa ra được những đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Và góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Các công ty đặt ra KPI để các nhân viên họ thực hiện theo. Và đây cũng là thước đo khách quan về hiệu quả công việc của nhân viên.
2. Lương KPI có phải đóng BHXH không?
Theo Khoản 2 Điều 5 Luật BHXH năm 2014 quy định:
Mức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Đồng thời, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Mặt khác, theo hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/BLĐTBXH.
Tuy nhiên thông tư này đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và được thay thế bởi Thông tư 10/2020/BLĐTBXH. Theo đó, khoản bổ sung khác tính đóng BHXH sẽ được xác định theo tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
3. Lương KPI có phải đóng Thuế TNCN không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Trong đó, điểm b khoản 2 Điều này cũng nêu rõ các khoản phụ cấp, trợ cấp thuộc tiền lương tiền công mà không bị tính thuế TNCN, bao gồm: