Tùy theo nhu cầu công việc và tính chất công việc mà mỗi công ty sẽ lựa chọn hình thức trả lương khác nhau.Thay vì trả lương theo thời gian, có công ty lại chọn trả lương khoán để tăng năng suất công việc. Vậy lương khoán là gì? Hãy tìm hiểu bài viết ngay dưới đây:
1. Lương khoán là gì?
Lương khoán là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên khối lượng, chất lương công việc và thời gian hoàn thành công việc. Và thường được sử dụng phổ biến trong các công việc mang tính chất thời vụ và tạm thời..
1.1. Lương khoán được tính như thế nào?
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc
Mức lương trả theo cách này phụ thuộc vào khối lượng công việc hoặc doanh thu thực hiện. Và có thể chịu ảnh hưởng bởi: thời gian hoàn thành, mức độ công việc, lĩnh vực chuyên môn,….
Lưu ý: Mức lương cùng thời gian hoàn thành công việc dựa theo thỏa thuận hợp đồng đã ký kết. Mọi sự thay đổi phải được sự đồng ý và chấp nhận của cả hai bên.
1.2. Lương khoán có được đóng Bảo hiểm xã hội không?
Trường hợp 1: Nếu người lao động được thuê làm khoán một công việc theo hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định thì mức lương khoán nhận được từ người sử dụng lao động vẫn được tính đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Trường hợp 2: Người làm khoán không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, được người sử dụng lao động thuê để làm khoán công việc theo hợp đồng dân sự thì tiền thù lao được trả theo đầu việc được giao do đó sẽ không tính đóng BHXH.
Như vậy, lương khoán có phải đóng BHXH hay không sẽ còn phụ thuộc vào việc thỏa thuận của 2 bên. Nếu trong trường hợp có phát sinh hợp đồng lao động thì tiền lương khoán sẽ được tính đóng BHXH theo quy định.
2. Quy định trả lương khoán?
2.1. Kỳ hạn trả
Tại khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương khoán. Người lao động hưởng lương khoán được trả theo kỳ hạn đã thỏa thuận của hai bên. Trường hợp làm trong nhiều tháng thì được tạm ứng lương theo khối lượng công việc thực hiện trong tháng.
Quy định này sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi được hưởng mức lương cố định. Đảm bảo trong người lao động luôn có tiền trang trải chi phí sinh hoạt.
2.2. Trả lương khoán đúng hạn trong trường hợp bất khả kháng
Nếu không trả lương đúng ngày đã thoả thuận thì doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (nếu có). Tuy nhiên, các trường hợp bất khả kháng dẫn đến không có khả năng trả lương theo quy định được thực hiện theo khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể:
– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi cách để trả lương nhưng không trả lương đúng hạn thì thời gian chậm trả không quá 30 ngày;
– Trường hợp chậm nộp từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động một số tiền ít nhất bằng số lãi chậm nộp tính trên cơ sở lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
2.3. Quy định về hình thức trả lương
Có thể trả bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản cá nhân của nhân viên mở tại ngân hàng.
Nếu trả lương bằng tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thanh toán chi phí liên quan đến việc mở tài khoản. Và chuyển tiền lương khi lựa chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Hiểu được lương khoán là gì và các quy định về trả lương khoán giúp doanh nghiệp và người lao động bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Đồng thời người sử dụng lao động tránh được rủi ro liên quan đến pháp lý khi trả lương khoán.
Và để quản lý, tính toán tiền lương của nhân viên một cách nhanh chóng, hiệu quả mọi người có thể tham khảo ngay tại đây.