Hợp đồng thử việc là một trong những hợp đồng quan trọng nhất mà cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải biết. Vậy hợp đồng thử việc là gì? Nội dung và quy định của hợp đồng thử việc có khác với các hợp đồng lao động khác không? Hãy tìm hiểu bài viết ngay dưới đây:
1. Hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc được quy định tại Khoản 1, Điều 24, Bộ Luật lao động 2019:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.
Như vậy, có thể hiểu thử việc là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nhằm đánh giá sự phù hợp của người lao động với công việc và môi trường làm việc trước khi quyết định ký kết hợp đồng lao động chính thức. Sau đó, hai bên ký kết hợp đồng và ghi nhận sự thỏa thuận này theo quy định của pháp luật. Đây là một hợp đồng thử việc.
2. Nội dung cần có trong hợp đồng thử việc
2.1. Địa chỉ và họ tên người sử dụng lao động
-
Tên của người sử dụng lao động:
– Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo tên của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;
– Đối với tổ hợp tác thì lấy theo tên tổ hợp tác ghi trong hợp đồng hợp tác;
– Đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo họ tên của người đại diện hộ gia đình, cá nhân ghi trong Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp;
-
Địa chỉ của người sử dụng lao động:
– Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;
– Đối với tổ hợp tác thì lấy theo địa chỉ trong hợp đồng hợp tác;
– Đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo địa chỉ nơi cư trú của hộ gia đình, cá nhân đó; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
-
Họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.
– Ghi theo họ tên, chức danh của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ Luật Lao động năm 2019.
2.2. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CMND/CCCD của người lao động
– Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email (nếu có). Số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động. Được quy định tại Điều 18 khoản 4 Bộ luật Lao động 2019.
– Số giấy phép lao động hoặc văn bản chứng minh người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người lao động nước ngoài.
– Họ và Tên, địa chỉ nhà, số CCCD hoặc số CMND hoặc số hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ email (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.
2.3. Công việc và địa điểm làm việc
– Công việc: Những công việc mà người lao động cần thực hiện
– Nơi làm việc của người lao động. Địa điểm và phạm vi công việc mà người lao động sẽ thực hiện theo thỏa thuận. Nếu nhân viên thường xuyên làm việc ở những địa điểm khác nhau ghi lại tất cả những địa điểm đó.
2.4. Mức lương, hình thức và thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh
– Căn cứ quy định tại Điều 93 Bộ Luật Lao động 2019. Chúng tôi sẽ ghi nhận mức lương tính theo thời gian làm việc và chức danh theo thang lương. Bảng lương do người sử dụng lao động quy định:
– Đối với nhân viên hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
-
Phụ cấp lương thỏa thuận của hai bên:
– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố như: điều kiện làm việc, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sống, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
– Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên.
-
Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên:
– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
– Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ. Được trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
- Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động.
- Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
2.7. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
– Theo thỏa thuận của các bên hoặc bằng thỏa thuận được thực hiện phù hợp với nội quy lao động. Nội quy của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
2.8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động:
– Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân tại nơi làm việc được thoả thuận hoặc phù hợp với thỏa ước tập thể hoặc nội quy của người sử dụng lao động và nội quy an toàn, vệ sinh lao động.
Lưu ý: Những công việc có thời gian giao kết dưới một tháng thì không áp dụng thử việc.
3. Những quy định cần lưu ý về thử việc
3.1. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc được ghi trong hợp đồng lao động được ấn định theo thỏa thuận giữa 2 bên. Thời gian thử việc tuân theo những quy định tại Điều 25, Bộ Luật lao động 2019. Cụ thể các quy định về thời gian thử việc như sau:.
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
-
Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
-
Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
-
Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
-
Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
3.2. Tiền lương trong thời gian thử việc
Tại điều 26 Bộ Luật Lao động 2019 quy định Tiền lương thử việc. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử viêc do 2 bên thỏa thuận. Nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
3.3. Kết thúc thời gian nghỉ việc
Tại điều 27 Bộ Luật Lao động 2019 quy định.
– Khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Hợp đồng là công cụ để ghi lại sự thỏa thuận giữa hai bên. Là bằng chứng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để được hưởng mọi quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải ký kết và thực hiện đúng các quy định của hợp đồng lao động nói chung và hợp đồng thử việc nói riêng.