Trước khi trở thành nhân viên chính thức của bất kỳ doanh nghiệp nào, phần lớn người lao động sẽ phải trải qua quá trình thử việc. Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2021 quy định cụ thể về thử việc mà doanh nghiệp và người lao động cần biết.
1. Những quy định chung về lao động thử việc
Nội dung thử việc:
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) như sau:
- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động; Họ tên, chức danh của người thực hiện giao kết HĐLĐ bên phía dưới người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày/ tháng/ năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số thẻ CCCD, CMND hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên phía người lao động;
- Công việc, địa điểm làm việc;
- Thời gian tham gia thử việc;
- Quy định giờ làm và nghỉ ngơi;
- Mức lương, hình thức trả lương, hạn trả lương, các khoản phụ cấp và khoản bổ sung khác;
- Trang bị bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ;
- …
(Lưu ý, không áp dụng thử việc đối với NLĐ giao kết HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng).
Thời gian thử việc:
Thời gian lao động thử việc do NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên, chỉ được thử việc một lần với một công việc, đồng thời thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
- Không quá 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào SXKD tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày với chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ hệ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày với công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật;
- Không quá 06 ngày làm việc với các công việc khác.
Kết thúc thời gian thử việc:
- Khi thời gian thử việc kết thúc, NSDLĐ phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ. Trường hợp NLĐ đạt yêu cầu sau thử việc thì hai bên tiếp tục thực hiện HĐLĐ như đã giao kết trước đó; ngược lại, nếu thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt HĐLĐ đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
- Bên cạnh đó, trong quá trình thử việc, mỗi bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc HĐLĐ đã giao kết mà không cần báo trước và không có trách nhiệm phải bồi thường.
Tiền lương thử việc:
- Trong thời gian làm việc, tiền lương của NLĐ sẽ do hai bên tự thỏa thuận, nhưng tối thiểu nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Tham gia BHXH trong thời gian thử việc
Trường hợp 1: NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
- Căn cứ Điều 24, Bộ luật Lao động năm 2019, nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc không bao gồm nội dung về BHXH, BHYT.
- Do vậy, người lao động thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc (chưa phải là HĐLĐ) không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Khi đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ theo quy định của pháp luật về BHXH (khoản 3, Điều 168 Bộ luật Lao động 2019).
Trường hợp 2: NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ.
- Trong trường hợp, NLĐ có thời gian thử việc ghi trong HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì người sử dụng lao động và NLĐ phải đóng BHXH bắt buộc trong cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc chính là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ.
- Nếu doanh nghiệp nào có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
2. Những quy định mới về lao động thử việc năm 2021
Năm 2021, khi ký hợp đồng thử việc, người lao động cần lưu ý những quy định sau:
Người lao động có bắt buộc phải thử việc không?
- Trong Bộ Luật lao động năm 2019, không có quy định nào bắt buộc NLĐ phải thử việc trước khi tiến hành giao kết HĐLĐ. Việc có áp dụng thử việc hay không là do thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ.
- Bởi căn cứ tình hình thực tế, trong hầu hết các trường hợp, NSDLĐ đều yêu cầu NLĐ phải thử việc trước khi ký hợp đồng làm việc chính thức. Mặt khác, Khoản 3 Điều 24 Bộ Luật lao động năm 2021 cũng quy định: Không áp dụng thử việc đối với NLĐ giao kết HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng.
- Như vậy, NLĐ sẽ không phải thử việc đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng mà được ký HĐLĐ luôn.
Thời gian thử việc:
- Như nội dung đề cập bên trên (phần 1), thời gian thử việc sẽ do các bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, đồng thời chỉ được thử việc 01 lần với 01 công việc và bảo đảm điều kiện về thời gian với từng chức danh công việc cụ thể.
Chế độ đối với lao động thử việc:
Về điều kiện lao động:
- Thời gian làm việc: Được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không vượt quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần; thời gian làm thêm giờ không nhiều hơn mức quy định.
- Thời gian nghỉ giữa ca: Tối thiểu nghỉ 30 phút liên tục nếu làm việc vào ban ngày, và tối thiểu nghỉ 45 phút liên tục nếu ca làm việc ban đêm. Nếu NLĐ làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
- Nghỉ hằng năm: NLĐ thử việc cũng được tính hưởng phép năm nếu tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc. (căn cứ Khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
- Nghỉ lễ, Tết: Trong các dịp lễ, Tết, NLĐ được nghỉ làm hưởng nguyên lương, do vậy, trong thời gian thử việc, NLĐ cũng được nghỉ làm trong các dịp này và hưởng theo mức lương thử việc đã thỏa thuận.
Về chế độ bảo hiểm:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với NLĐ ký HĐLĐ có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Cho nên, nếu ký HĐLĐ để thử việc thì đồng nghĩa NLĐ sẽ được NSDLĐ đóng BHXH.
Lao động thử việc rất quan trọng đối với NLĐ, nó đảm bảo lợi ích của đôi bên và là bước tiếp theo để lên chính thức, Và việc quản lý các chế độ, hợp đông thử việc cũng rất quan trọng. Hiện nay, khi khoa học đã phát triển, phần mềm quản lý nhân sự FTSHRM giúp cho việc quản lý nhân viên từ lúc thử việc đến khi học làm chính thức một cách khoa học đơn giản hơn.