Sức mạnh nhân sự trong một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Và để đảm bảo rằng năng lực nhân lực có thể được chuyển hóa thành hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp thì cần hiểu và áp dụng được hai mô hình cơ bản: mô hình chuỗi giá trị nhân sự và mô hình chuỗi giá trị nhân sự nâng cao.
1. Mô hình chuỗi giá trị nhân sự
Mô hình chuỗi giá trị nhân sự là một trong những mô hình nổi tiếng nhất trong ngành nhân sự nhằm giúp doanh nghiệp lượng hóa và đo lường kết quả tác động tới hoạt động nhân sự.
Theo mô hình chuỗi giá trị nhân sự, có 3 loại mà bộ phận nhân sự cần làm và đo lường
-Các hoạt động quản trị nhân sự: một hoạt động hằng ngày của phòng nhân sự bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, phúc lợi, lập kế hoạch. Những hoạt động này thường được đo lường bằng cách sử dụng các số liệu nhân sự.
-Kết quả từ hoạt động quản trị nhân sự: là kết quả tạo ra được từ các hoạt động nhân sự. Doanh nghiệp tuyển dụng, đào tạo, trả lương để đạt được những mục tiêu hoặc kết quả nhất định. Những kết quả này là sự hài lòng, động lực để giữ chân nhân viên
-Tác động từ hiệu quả hoạt động: Sự tác động được tạo ra từ kết quả của các hoạt động trên. Đem lại giá trị cho doanh nghiệp, từ lợi nhuận thu được, giá trị trên thị trường gia tăng, nhận được sự hài lòng của khách hàng.
2. Mô hình chuỗi giá trị nhân sự nâng cao
Mô hình chuỗi giá trị nâng cao đã kết hợp mô hình “chuỗi giá trị nhân sự”. với mô hình thẻ cân bằng. Yếu tố “ kết quả nhân sự” trở thành 1 trong 4 yếu tố của mô hình thẻ điểm cân bằng, kết hợp với 3 yếu tố “ tài chính”, “khách hàng” và “quy trình” để thể hiện tổng quan hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Sự kết hợp này thể hiện giá trị của hoạt động nhân sự với hoạt động tổng thể chung của doanh nghiệp.
3. So sánh giữa hai mô hình
Điểm chung:
-Cả hai mô hình đều nhấn mạnh vai trò của quản trị nhân sự(HRM) đối với việc đạt được các mục tiêu kinh doanh
-Đều bắt đầu từ các hoạt động nhân sự và đi đến các kết quả nhân sự, sau đó là sự tác động đến mục tiêu của tổ chức
-Ở mỗi mô hình đều thấy rằng sự gắn kết và hiệu suất của nhân viên là các yếu tố quan trọng với sự thành công của tổ chức
Khác biệt: