0939673111

Lưu ý về mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 01/7/2021

Có rất nhiều các khoản trích theo lương của người lao động, trong đó các khoản bảo hiểm trích theo lương được người lao động và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Vậy hiện nay có bao nhiêu loại bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp cần phải đóng? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc

Theo khoản 2, Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động”

Đồng thời, tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định:

  1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

  1. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật và là mức tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động.

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm tối đa và tối thiểu

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH được quy định như sau:

  • Mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng;
    • Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
    • Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
  • Mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH bằng 20 tháng lương cơ sở (năm 2020 tương đương 29,8 triệu đồng).

Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN mới nhất

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ người lao động thuộc khối Nhà nước).

Do đó, mức đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2021 đến hết 30/6/2022 vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (OĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), BHTN, BHYT với người lao động và người sử dụng lao động cụ thể như sau:

Đối với người lao động Việt Nam (không thuộc khối Nhà nước):

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

OĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

OĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21%

10.5%

Tổng cộng 31.5%

 Đối với người lao động nước ngoài:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

OĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

OĐ-TS

TNLĐ-BNN

3%

0%

3%

1.5%

6%

1.5%

Tổng cộng 7.5%

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

OĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

OĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

 

Có thể thấy, các khoản bảo hiểm bắt buộc có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động. Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp và trích tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội cho họ. Do đó, đối với các doanh nghiệp, việc tính toán số tiền phải trích ra để chi trả cho các khoản bảo hiểm đó cũng là công việc rất quan trọng.

Hiểu được điều này, phần mềm quản lý nhân sự FTSHRM đã tích hợp tính năng hỗ trợ doanh nghiệp tính các khoản BHXH, BHYT, BHTN,.. một cách nhanh chóng, chính xác và đúng với quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu chi tiết, xin vui lòng tham khảo tại đây!

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *