1. Lương theo sản phẩm là gì?
Lương theo sản phẩm là hình thức trả lương mà người sử dụng lao động thực hiện cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm ra và đơn giá sản phẩm được giao. Yêu cầu bắt buộc là người sử dụng lao động phải xây dựng định mức khoán sản phẩm cho người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định và xác định đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm.
Tiền lương của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm hợp lệ mà họ đã sản xuất ra và được người sử dụng lao động chấp nhận và đơn giá tiền lương mà người sử dụng lao động áp dụng vào sản phẩm đó. Nếu người lao động làm nhiều sản phẩm, đơn giá càng cao thì tiền lương của họ càng cao.
Được trả theo định kỳ thời gian, có thể theo ngày, tháng hoặc năm, tuy nhiên thông thường là theo tháng làm việc của người lao động.
2. Các loại lương theo sản phẩm
– Lương theo sản phẩn trực tiếp cá nhân:
+ Là hình thức trả lương được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm được người sử dụng lao động quy định.
+ Ưu điểm của hình thức này là khuyến khích tăng năng suất lao động, dễ dàng tính tiền lương, người lao động chủ động tính tiền lương của mình;
+ Nhược điểm là sự cạnh tranh cao, chạy theo lợi ích cá nhân mà hạn chế lợi ích tập thể.
– Lương theo sản phẩm tập thể:
+ Là hình thức trả lương được áp dụng cho những công việc do nhiều người cùng thực hiện hoặc những loại công việc không xác định được kết quả cho mỗi cá nhân. Điều kiện áp dụng hình thức này trước hết phải xác định được số tiền mà cả nhóm được nhận hoặc đơn giá cho từng sản phẩm mà cả nhóm thực hiện.
+ Ưu điểm là tính thống nhất trong tính lương, ý thức trách nhiệm, tính đoàn kết;
+ Nhược điểm là sự ỷ lại trong quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể, đôi khi có sự bất công bằng giữa người làm nhiều và người làm việc ít.
– Lương theo sản phẩm gián tiếp:
+ Là hình thức trả lương dành cho những người lao động phụ, số tiền họ nhận được phụ thuộc vào kết quả sản xuất của người sử dụng lao động chính.
+ Hạn chế là người lao động không có tính sáng tạo, không chủ động trong công việc do sự phụ thuộc vào người lao động chính.
– Lương theo sản phẩm có thưởng:
+ Là hình thức tính theo số lượng sản phẩm đã hoàn thành cộng với số tiền thưởng do vượt mức chỉ tiêu, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt hoặc tiền phạt khi chất lượng sản phẩm không tốt.
+ Ưu điểm của hình thức này tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất, kích thích sự sáng tạo, năng lực bản thân, khiến cho sản phẩm có chất lượng, cũng như có trách nhiệm hơn với công việc.
+ Hạn chế là sự cạnh tranh cao, khiến cho người lao động sẵn sàng vì lợi ích cá nhân để “dẫm đạp” lên lợi ích của cá nhân khác.
4. Lương theo sản phẩm đóng BHXH như thế nào?
“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.”
Lưu ý đóng BHXH ở đây, chỉ bao gồm các khoản đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, không tính đến các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đối với người lao động:
Mức đóng = 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH.
Đối với người sử dụng lao động:
Mức đóng = 17% quỹ tiền lương đóng BHXH.
Trong đó:
Tiền lương tháng đóng BHXH = (tiền lương của 1 sản phẩm x số lượng sản phẩm ước tính một ngày NLĐ làm ra) x số ngày làm việc của tháng đó. |
Ghi chú: theo hướng dẫn tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, tính theo công thức nêu trên, quy định rằng 1 tháng người lao động đó ít nhất phải làm được số sản phẩm theo quy định đã được xây dựng, được thỏa thuận cụ thể tại hợp đồng lao động.
Căn cứ pháp lý:
– Khoản 5 Điều 85 và Khoản 5 Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Lương theo sản phẩm có tác dụng gắn người lao động với kết quả công việc, vì vậy người lao động có thể ý thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình từ việc hoàn thành định mức hay tăng năng suất lao động để đem lại lợi ích cho bản thân, cho người sử dụng lao động. Hiện nay, nhiều công ty áp dụng cách tính lương này nhưng khi quá nhiều công đoạn gây khó khăn cho nhân sự. Cùng tìm hiểu về phần mềm nhân sự FTSHRM hỗ trợ các doanh nghiệp trong quản lý nhân sự về công lương.