Kế toán thanh toán là một trong những nghiệp vụ quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy kế toán thanh toán đảm nhận những công việc nào? Bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc nhé.
1. Kế toán thanh toán là gì?
Kế toán thanh toán là người thực hiện việc lập các chứng từ thu chi; trực tiếp theo dõi, quản lý tiền cũng như hạch toán các giao dịch hay những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động thu, chi trong doanh nghiệp.
2. Công việc của kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán trong doanh nghiệp cần làm những công việc cụ thể sau:
-
Theo dõi, quản lý các khoản thu của doanh nghiệp
+ Thực hiện nghiệp vụ thu tiền của các đối tượng bên trong, bên ngoài doanh nghiệp như: các cổ đông, thu hồi tạm ứng còn dư, các khoản thu nội bộ khác, thu bồi thường, ký cược, ký quỹ, thu hồi công nợ khách hàng, …
+ Thực hiện theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng.
+ Theo dõi hoạt động thanh toán qua thẻ của khách hàng.
+ Theo dõi công nợ và đôn đốc thu hồi công nợ
+ Kiểm soát hoạt động thu ngân trong doanh nghiệp. Trực tiếp tiếp nhận các chứng từ có liên quan từ bộ phận thu ngân. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của những chứng từ nhận được.
+ Quản lý chặt chẽ các chứng từ liên quan đến các khoản thu của doanh nghiệp.
+ Hạch toán nghiệp vụ liên quan đến các khoản thu của doanh nghiệp.
-
Theo dõi, quản lý các khoản chi của doanh nghiệp
+ Hàng tuần, hàng tháng lập kế hoạch thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp. Trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo, kế toán thanh toán phải chủ động liên hệ với nhà cung cấp.
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng cho nhà cung cấp, chi bồi thường, chi tiền phạt… và các nghiệp vụ chi nội bộ doanh nghiệp như thanh toán lương, thưởng, phụ cấp, thanh toán tạm ứng,…
+ Quản lý chặt chẽ các chứng từ liên quan đến các khoản chi của doanh nghiệp.
+ Hạch toán nghiệp vụ liên quan đến các khoản chi của doanh nghiệp.
-
Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt của doanh nghiệp
+ Kế toán thanh toán kết hợp với thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ thu, chi theo đúng quy định.
+ Đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ cuối mỗi ngày với thủ quỹ.
+ Lập báo cáo tồn quỹ định kỳ cho ban giám đốc (Với nhiều doanh nghiệp, có thể sẽ được yêu cầu báo cáo hàng ngày).
-
Công việc khác
+ Kế toán thanh toán kết hợp với thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ thu, chi theo đúng quy định.
+ Đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ cuối mỗi ngày với thủ quỹ.
+ Lập báo cáo tồn quỹ định kỳ cho ban giám đốc (Với nhiều doanh nghiệp, có thể sẽ được yêu cầu báo cáo hàng ngày).
3. Kế toán thanh toán cần nắm vững một số chứng từ, sổ sách
Chứng từ kế toán làm căn cứ ghi nhận vào sổ sách kế toán bao gồm:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
+ Hóa đơn bán hàng
+ Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, séc, giấy nộp tiền mặt, ủy nhiệm chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có…
+ Báo giá, đơn đặt hàng, hợp đồng mua, hợp đồng bán…
+ Các chứng từ liên quan khác có liên quan đến nghiệp vụ thu, chi của doanh nghiệp.
Hệ thống các sổ sách kế toán thanh toán bao gồm
+ Sổ cái các tài khoản tiền mặt, sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng
+ Sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi ngân hàng
+ Sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền
+ Báo cáo tình hình tiền gửi, số dư
+ Báo cáo kiểm kê quỹ
+ Chi tiết công nợ phải thu
+ Chi tiết công nợ phải trả
+ Tổng hợp công nợ phải thu
+ Tổng hợp công nợ phải trả
+ Phân tích công nợ phải thu, phải trả theo hạn nợ
+ Các sổ sách khác theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp
4. Hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản của kế toán thanh toán
Nội dung này hướng dẫn các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thanh toán phát sinh trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh |
Hạch toán |
Hồ sơ kế toán kèm theo |
Các nghiệp vụ liên quan đến thu tiền mặt |
||
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt |
Nợ TK 111 Có TK 112 |
– Séc/Giấy lĩnh tiền/Giấy báo Nợ – Phiếu thu tiền – Bảng kê giao dịch ngân hàng |
Thu tiền hoàn ứng của nhân viên công ty bằng tiền mặt |
Nợ TK 111 Có TK 141 |
– Phiếu hoàn ứng – Phiếu thu tiền |
Thu tiền ứng trước của khách hàng bằng tiền mặt |
Nợ TK 111 Có TK 131 |
– Hợp đồng/Đơn hàng (nếu có) – Phiếu thu tiền |
Bán thành phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT thu bằng tiền mặt |
Nợ TK 111 Có TK 511 Có TK 3331 |
– Hợp đồng/Đơn hàng – Hóa đơn GTGT – Phiếu xuất kho – Chứng từ giao nhận (nếu có) – Phiếu thu tiền |
Thu hồi công nợ phải thu của khách hàng |
Nợ TK 111 Có TK 131 |
– Phiếu thu tiền – Biên bản đối chiếu công nợ (nếu có) |
Các nghiệp vụ liên quan đến chi tiền mặt |
||
Rút tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng |
Nợ TK 112 Có TK 111 |
– Phiếu chi tiền – Giấy báo có, giấy nộp tiền vào tài khoản – Bảng kê giao dịch ngân hàng |
Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên công ty đi công tác |
Nợ TK 141 Có TK 111 |
– Giấy đề nghị tạm ứng – Phiếu chi tiền |
Đặt cọc, trả trước tiền mua hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt |
Nợ TK 331 Có TK 111 |
– Hợp đồng/Đơn hàng – Phiếu chi tiền |
Chi tiền mua vật tư, công cụ dụng cụ hàng hóa nhập kho |
Nợ TK 152 Nợ TK 153 Nợ TK 1561 Nợ TK 1331 Có TK 111 |
– Hợp đồng/Đơn hàng – Phiếu giao hàng – Phiếu chi tiền |
Chi trả công nợ đến hạn cho nhà cung cấp vật tư, hàng hóa |
Nợ TK 331 Có TK 111 |
– Phiếu chi tiền – Biên bản đối chiếu công nợ (nếu có) |
Chi trả tiền dịch vụ mua ngoài (Xăng dầu, cước dịch vụ viễn thông, điện, nước…) |
Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 1331 Có TK 111 |
– Hóa đơn – Phiếu chi tiền |
Các nghiệp vụ liên quan đến thu tiền qua ngân hàng |
||
Rút tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng |
Nợ TK 112 Có TK 111 |
– Phiếu chi tiền – Giấy báo có, giấy nộp tiền vào tài khoản – Bảng kê giao dịch ngân hàng |
Thu tiền hoàn ứng của nhân viên công ty, nhân viên nộp vào tài khoản ngân hàng |
Nợ TK 112 Có TK 141 |
– Phiếu hoàn ứng – Giấy báo Có |
Thu tiền ứng trước của khách hàng bằng giao dịch chuyển khoản |
Nợ TK 112 Có TK 131 |
– Hợp đồng/Đơn hàng (nếu có) – Giấy báo Có |
Bán thành phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT, khách hàng chuyển khoản trả tiền ngay |
Nợ TK 112 Có TK 511 Có TK 3331 |
– Hợp đồng/Đơn hàng – Hóa đơn GTGT – Phiếu xuất kho – Chứng từ giao nhận (nếu có) – Giấy báo Có |
Thu hồi công nợ phải thu của khách hàng bằng hình thức chuyển khoản |
Nợ TK 112 Có TK 131 |
– Giấy báo Có – Biên bản đối chiếu công nợ (nếu có) |
Các nghiệp vụ liên quan đến chi tiền qua ngân hàng |
||
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt |
Nợ TK 111 Có TK 112 |
– Séc/Giấy lĩnh tiền/ Giấy báo Nợ – Phiếu thu tiền – Bảng kê giao dịch ngân hàng |
Tạm ứng cho nhân viên công ty, chuyển tiền từ ngân hàng vào tài khoản cá nhân hoặc chi Séc |
Nợ TK 141 Có TK 112 |
– Giấy đề nghị tạm ứng – Giấy báo Nợ |
Đặt cọc, trả trước tiền mua hàng cho nhà cung cấp bằng giao dịch chuyển khoản |
Nợ TK 331 Có TK 112 |
– Hợp đồng/Đơn hàng – Giấy báo Nợ |
Mua vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa nhập kho thanh toán ngay qua giao dịch chuyển khoản |
Nợ TK 152 Nợ TK 153 Nợ TK 1561 Nợ TK 1331 Có TK 112 |
– Hợp đồng/Đơn hàng – Phiếu giao hàng – Giấy báo Nợ |
Thanh toán công nợ đến hạn cho nhà cung cấp vật tư, hàng hóa bằng giao dịch chuyển khoản |
Nợ TK 331 Có TK 112 |
– Giấy báo Nợ – Biên bản đối chiếu công nợ (nếu có) |
Chi trả tiền dịch vụ mua ngoài (Xăng dầu, cước dịch vụ viễn thông, điện, nước…) qua giao dịch chuyển khoản |
Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 1331 Có TK 112 |
– Hóa đơn – Giấy báo Nợ |
Chuyển khoản thanh toán lương cho nhân viên |
Nợ TK 334 Có TK 112 |
– Bảng lương đã ký duyệt – Phiếu lương/bảng lương có chữ ký người nhận – Giấy báo Nợ |
5. Quy trình xử lý các nghiệp vụ kế toán thanh toán
– Quy trình xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thu – chi tiền mặt:
Các nghiệp vụ liên quan đến chi TM |
Các nghiệp vụ liên quan đến thu TM |
Căn cứ vào các chứng từ thanh toán ở các bộ phận gửi về, kế toán thanh toán tiến hành:
|
Căn cứ vào nghiệp vụ thu tiền mặt như rút tiền ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, thu từ bán hàng…, kế toán thanh toán tiến hành:
|
– Quy trình xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thu – chi tiền gửi ngân hàng:
Các nghiệp vụ liên quan đến chi TGNH |
Các nghiệp vụ liên quan đến thu TGNH |
Căn cứ vào yêu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng, kế toán thanh toán tiến hành:
|
Căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng, kế toán thanh toán tiến hành:
|
6. Một số lưu ý về kế toán thanh toán
- Kiểm tra và cập nhật thường xuyên các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, thu chi tiền gửi ngân hàng phát sinh; đảm bảo phản ánh đầy đủ nghiệp vụ vào sổ sách kế toán
- Đối với các chứng từ kế toán như phiếu thu, phiếu chi…phải đảm bảo có đủ chữ ký của ít nhất 3 bên có liên quan; bao gồm: Người lập hoặc thủ quỹ – Người giao tiền/người nhận tiền – Phê duyệt của người có trách nhiệm (Chẳng hạn như Kế toán trưởng hoặc người đại diện cho doanh nghiệp).
- Tuy nhiên, để giải quyết công việc nhanh và hiệu quả thì:
- Đối với nghiệp vụ thu tiền, tại thời điểm lập phiếu thu có thể chưa cần chữ ký phê duyệt ngay nhưng phải kiện toàn đầy đủ chữ ký và ghi nhận nghiệp vụ ngay trong ngày.
- Đối với nghiệp vụ chi tiền, nếu chi trong định mức và được ủy nhiệm phù hợp thì có thể lập phiếu chi và hạch toán vào sổ sách kế toán trước nhưng phải kiện toàn đầy đủ thông tin, chữ ký vào cuối ngày.
- Sắp xếp, lưu trữ hóa đơn, sổ sách, chứng từ cẩn thận, khoa học, theo trình tự ghi sổ quỹ, ghi sổ chi tiết giao dịch ngân hàng; tránh thất thoát tài liệu hoặc không tìm thấy khi cần đối chứng.
- Thường xuyên theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, thu chi tiền gửi ngân hàng, báo cáo để lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình thu chi, từ đó có kế hoạch thanh toán và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.
- Thường xuyên trao đổi với kế toán công nợ hoặc bộ phận chuyên trách công nợ của doanh nghiệp.
- Biết kiểm tra số liệu và liên kết với các phân hệ kế toán khác để đảm bảo khớp đúng số liệu, tránh hạch toán sai hoặc hạch toán thiếu.