Đánh giá nhân viên là công việc thường gặp của người làm nhân sự. Các công ty thường đánh giá theo tháng, quý, năm. Nhờ có đánh giá mà biết được khả năng cũng như ý thức làm việc của nhân sự trong công ty. Tuy nhiên công việc này không hề đơn giản, đôi khi làm mất lòng nhân viên.
Khi nào cần đánh giá nhân viên?
Việc đánh giá đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp có thể được thực hiện khi:
- Kết thúc thời gian thử việc: đánh giá để quyết định có nhận nhân sự đó vào làm việc chính thức không?
- Định kỳ hàng tháng, quý, bán niên, năm: làm căn cứ khen thưởng, kỷ luật…
- Đến hạn xét tăng lương:để đưa ra quyết định tăng lương cho những nhân viên có năng lực làm việc tốt.
- Khi hết hạn hợp đồng làm việc: đưa ra quyết định có tái ký hợp đồng không.
Những tiêu chí để đánh giá nhân viên
Tiêu chí đánh giá phải rõ ràng
Muốn đánh giá nhân viên được khách quan và đúng đắn thì người làm nhân sự cần xây dựng hệ thống tiêu chí rõ ràng. Dựa vào hệ thống tiêu chí này, nhà quản lý sẽ có căn cứ để quyệt định nhân viên đó có đủ tiêu chuẩn làm việc hay không.
Nếu tiêu chí không rõ ràng sẽ dẫn đến nhà quản lý đánh giá ngẫu hứng và khó tránh khỏi việc đẩy nhân tài ra công ty. Nhờ có tiêu chí rõ ràng mà nhân viên cũng nắm được bản thân họ đã làm việc thế nào, rút kinh nghiệm ra làm sao và cần làm gì để công việc hiệu quả hơn.
Đánh giá mang tính khách quan
Muốn tạo được động lực làm việc nhà quản lý cần đánh giá khách quan dựa trên năng lực thực sự của nhân viên qua tiêu chí rõ ràng. Đôi khi mâu thuẫn trong nội bộ bắt nguồn từ việc đánh giá bất công, không minh bạch, dựa vào cảm tính. Người có năng lực làm việc nhưng không được đánh giá chính xác dễ gây đến sự phẫn nộ của nhân sự.
Cần linh hoạt
Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đánh giá nhân sự dựa vào tiêu chí đánh giá đã được định sẵn. Tuy nhiên, cần linh hoạt đánh giá nhân sự với những tiêu chí phù hợp với từng vị trí công việc. Không phải đánh giá nhân sự vị trí khác nhau có cùng tiêu chí giống hệt nhau.
Đánh giá bao quát
Muốn biết được một nhân viên có làm việc hiệu quả và đáng tin cậy hay không thì cần phải đánh giá toàn bộ quá trình chứ không phải chỉ quan tâm đến kết quả. Hơn nữa, người quản lý cần đánh giá và quan sát một cách toàn diện để đưa ra kết quả chính xác; đưa ra ví dụ cụ thể về điểm mạnh cũng nhiều điểm yếu cần sửa đổi.
Trao đổi với nhân viên thường xuyên
Nếu nhà quản lý thường xuyên nói chuyện với nhân viên sẽ biết được mong muốn, khó khăn của nhân viên trong quá trình làm việc, và đưa ra sự trợ giúp đúng lúc. Việc trao đổi thường xuyên với nhân viên sẽ giúp nhà lãnh đạo đánh giá nhân sự của mình hiệu quả hơn.
Nên để nhân viên tự đánh giá
Nhà lãnh đạo không nên nhận xét, đánh giá cấp dưới một cách áp đặt. Nhà quản lý nên để nhân viên tự đánh giá bản thân để họ biết được kết quả làm việc của họ đồng thời nhà quản lý cũng lắng nghe được phản hồi từ phía nhân viên. Nhờ việc đánh giá hai chiều sẽ tạo được sự khách quan và hiệu quả cao hơn.
Đánh giá nhân viên thực sự là một quy trình khó đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp nên đưa tiêu chí phù hợp để đánh giá được nhân sự của mình chính xác.Bên cạnh đó, nhà quản lý tham khảo phần mềm quản lý đánh giá để quản lý chính xác, nhanh chóng TẠI ĐÂY.