Đây là nội dung không chỉ người lao động mà cả người sử dụng lao động đều có những băn khoăn trong quá trình xử lý kỷ luật lao động. Vậy pháp luật lao động hiện hành quy định vấn đề này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây:
1. Cắt lương có phải hình thức xử lý kỷ luật người lao động hay không?
Theo Điều 127 Bộ luật Lao động 2019:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động:
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Do đó, hành vi cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là hành vi bị nghiêm cấm. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cắt lương.
2. Xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cắt lương sẽ bị phạt như thế nào?
Theo điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 12/2022/NĐ/CP. Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính với người sử dụng lao động khi có hành vi cắt lương thay vì xử lý kỷ luật lao động sẽ bị phạt từ 20 – 40 triệu đồng.
Lưu ý: Theo Điều 6, Khoản 1 Nghị định 12/2022/ND-CP, mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân. Do đó, người lao động cắt lương thay vì kỷ luật lao động bị phạt từ 20 – 40 triệu đồng (đối với vi phạm cá nhân). Hoặc từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng (đối với vi phạm tổ chức)
3. Biện pháp khắc phục khi xử lý kỷ luật người lao động bằng cách cắt lương là gì?
Theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định. Trường hợp vi phạm sẽ phải trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi kỷ luật người lao động bằng cách phạt tiền hoặc trừ lương.
Tóm lại, công ty không được phép cắt lương đối với người lao động thay xử lý kỷ luật. Nếu vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền hoặc có thể bị người lao động khiếu nại, khởi kiện về hành vi xử lý kỷ luật lao động trái pháp luật.