0939673111

6 cấp độ chuyển đổi trong hoạt động quản trị nhân sự dành cho các doanh nghiệp

Chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động quản trị nhân sự của mình . Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chuyển đổi số là đòn bẩy cho toàn hệ thống. Gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng biến với mọi hoàn cảnh. 

1. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là tất yếu

Chuyển đổi số bao gồm 3 thành phần chính:

(1) Chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm phát triển Chính phủ số giúp hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn. 

(2) Chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới cho các tổ chức kinh tế.

(3) Chuyển đổi số trong hoạt động của người dân nhằm phát triển xã hội số, giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, giảm thủ tục hành chính, quan liêu, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Và cũng đem đến nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. 

Các ngành, lĩnh vực được tối ưu hóa, số hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm, chất lượng cuộc sống của người dân. Thị trường luôn thay đổi, hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi với nhu cầu mới, trải nghiệm mới. 

chuyển đổi số trong quản trị nhân sự

2. Chuyển đổi số của doanh nghiệp với 6 trụ cột và 6 cấp độ

Chuyển đổi số với 6 trụ cột, bao gồm:

(1) Trải nghiệm số cho khách hàng

(2) Chiến lược

(3) Hạ tầng và công nghệ số

(4) Vận hành

(5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

(6) Dữ liệu và tài sản thông tin.

Mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay cũng được chia làm 6 mức độ bao gồm:

Mức 0 – Chưa chuyển đổi số. Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;

Mức 1 – Khởi động. Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;

Mức 2 – Bắt đầu. Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng và bắt đầu có các hoạt động của chuyển đổi số theo các trụ cột. Bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng.

Mức 3 – Hình thành. Việc chuyển đổi số đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận. Đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng. 

Mức 4 – Nâng cao. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số. Giúp tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. 

Mức 5 – Dẫn dắt. Chuyển đổi số đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện. Doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh. Mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số

3. Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự

Chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự (Human Resources Management – HRM)

  • Trải nghiệm số cho khách hàng

Khách hàng của HRM là người lao động trong nội bộ công ty. Nhóm khách hàng tiềm năng là ứng viên trên thị trường. Làm thế nào để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho họ và hướng đến lựa chọn công ty là nơi công hiến.

  • Chiến lược chuyển đổi số

Các công ty đều ưu tiên cho việc chuyển đổi số đối với các bộ phận. Liên quan đến sản phẩm, marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Nhằm giữ vị thế cạnh tranh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc đầu tư cho chuyển đổi số đối với hoạt động quản trị nhân sự dường như là vẫn còn yếu.

  • Hạ tầng và công nghệ số

Do chiến lược chuyển đổi số vẫn còn yếu nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ số cho hoạt động quản trị nhân sự vẫn còn nhiều hạn chế.

  • Vận hành

Chuyển đổi số trong hoạt động quản trị nhân sự thường được thúc đẩy và vận hành. Do đó đòi hỏi sự quyết tâm và có chiến lược thông minh tùy thuộc vào từng điều kiện sẵn có và yêu cầu phát triển của tổ chức. Bộ phận nhân sự cũng có thể tìm hiểu các giải pháp nhân sự do các công ty chuyên cung cấp các nền tảng quản lý nhân sự. Để có những đề xuất phù hợp cho công ty.

  • Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

Mọi hoạt động chuyển đổi số đều cần có nguồn lực từ con người. Từ đó có động lực đổi mới, đưa quy trình, ý tưởng, dữ liệu cần phân tích. Đặt ra các yêu cầu, mục tiêu để máy tính và công nghệ đưa ra kết quả như mong muốn. Và đưa ra những dự báo trong tương lai.

  • Dữ liệu và tài sản thông tin

Thông tin nhân sự là một trong số những thông tin quan trọng cần được bảo mật cao xem như tài sản thông tin của doanh nghiệp. Cần được bảo quản và khai thác cho công tác quản trị nhân sự để thiết kế và điều chỉnh các chính sách nhân sự phù hợp với con người của tổ chức.

chuyển đổi số trong quản trị nhân sự

4. Giải pháp cho chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự 

4.1 Giải pháp chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự

Doanh nghiệp đầu tư theo giải pháp toàn diện 

Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện FTSHRM giúp tinh gọn quy trình và giải quyết nhanh chóng mọi bài toán nhân sự. Bao gồm các phân hệ sau: Tuyển dụng, Cổng thông tin nhân sự, Lương, Chấm công, Đánh giá nhân sự,…

Doanh nghiệp đầu tư theo giải pháp từng phần 

  • Với góc độ sử dụng: Bộ phận nhân sự có thể chọn các phân hệ ưu tiên trong chuyển đổi số (Ví dụ: (1) Phân hệ tuyển dụng: Tăng trải nghiệm của khách hàng tiềm năng, thu hút nhân tài. (2) Phân hệ cổng thông tin nhân sự: phân tích nguồn nhân lực để có những chính sách phát triển phù hợp…). Trong các phân hệ FTSHRM đều tích hợp với điện thoại thông minh để có thể kết nối nhân viên mọi lúc mọi nơi.
  • Với góc độ đầu tư. Trong trường hợp ngân sách cho phép. Thì doanh nghiệp có thể lựa chọn mua bản quyền cài đặt trên máy chủ của công ty. Trường hợp khả thi hơn là tính phí theo số người dùng

4.2 Về đánh giá cấp độ chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự

Hoạt động quản trị nhân sự là một trong những mắt xích quan trọng trong công tác chuyển đổi số của doanh nghiệp:

(1) Chuyển đổi số trong công tác nhân sự là nhiệm vụ cần thực hiện trong chương trình chuyển đổi số toàn doanh nghiệp. Tương tự như các phòng ban khác, mức độ chuyển đổi số trong quản trị nhân sự. Sẽ tùy thuộc vào năng lực của bộ phận nhân sự và mục tiêu của tổ chức.

(2) Bộ phận nhân sự cần đảm bảo chỉ số nguồn nhân lực là một trong hai thành phần quan trọng của trụ cột vận hành, bao gồm 7 tiêu chí: 

  • Cơ cấu tổ chức nhân sự
  • Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp tốt nghiệp các khóa học liên quan đến ICT, lập trình hoặc STEM
  • Tỷ lệ nhân viên đảm nhiệm vai trò chuyên gia kinh doanh
  • Kỹ năng nhân viên
  • Đào tạo trực tuyến
  • Xây dựng kho tri thức và chuyên môn.

(3) Bộ phận nhân sự cần phối hợp với bộ phận Công nghệ thông tin và các phòng ban. Để xây dựng trụ cột chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp (tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh cho công việc. Tỷ lệ nhân viên sử dụng internet cho công việc. Sử dụng email tên miền doanh nghiệp. Tỷ lệ nhân viên sử dụng các ứng dụng cơ bản hoặc phần mềm office; doanh nghiệp sử dụng các giải pháp họp trực tuyến…).

Kết luận

Chuyển đổi số là xu hướng. Là cơ hội đẩy mạnh hiệu suất lao động, gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tham khác các phần mềm quản lý nhân sự để có giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp của mình.

Các giải pháp của FTS với đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và giải pháp. Chúng tôi tự hào và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp. Vì lợi ích của doanh nghiệp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *